Mới niềng răng nên ăn gì?

Mới niềng răng nên ăn gì? Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Góc Nha Khoa cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mới niềng răng nên ăn gì?
Mới niềng răng nên ăn gì?

1. Chọn thức ăn mềm

Thức ăn mềm, không dai là tốt nhất khi đang niềng răng. Không những ít gây hỏng niềng răng, thức ăn mềm còn ít gây đau cho răng nhạy cảm. Bạn vẫn có thể ăn một số thức ăn như rau củ cứng nhưng cần hấp đến khi mềm và dễ nhai. Một số thức ăn tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có:

  • Phô mai mềm
  • Sữa chua
  • Súp
  • Thịt nấu chín mềm, không dai, không xương (thịt gà, thịt viên, thịt nguội,…)
  • Các món hải sản mềm không xương (cá, thịt cua)
  • Mì ống/các loại mì
  • Khoai tây luộc hoặc nghiền
  • Cơm mềm
  • Trứng
  • Đậu nấu mềm
  • Bánh mì mềm không có viền cứng
  • Bánh ngô Tortilla vỏ mềm
  • Bánh kếp
  • Bánh nướng mềm, ví dụ như bánh quy hoặc Muffin
  • Bánh Pudding
  • Sốt táo
  • Chuối
  • Sinh tố, kem hoặc sữa lắc
  • Thạch

2. Tránh thức ăn cứng

Thức ăn cứng có thể làm hỏng niềng răng và gây ra cơn đau từ nhẹ đến nặng trong những ngày sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. [3] Tránh thức ăn cứng hoặc giòn, đặc biệt là sau khi đến gặp bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt. Một số thức ăn cứng phổ biến mà bạn nên tránh bao gồm:

  • Các loại hạt[4]
  • Bánh Granola[5]
  • Bỏng ngô[6]
  • Đá viên[7]
  • Vỏ bánh mì cứng[8]
  • Bánh mì Bagel[9]
  • Viền Pizza[10]
  • Khoai tây chiên và bánh ngô Tortilla [11]
  • Bánh Taco vỏ cứng[12]
  • Cà rốt sống (trừ khi được cắt thành miếng cực nhỏ)[13]
  • Táo (trừ khi được cắt thành lát nhỏ)[14]
  • Ngô (trừ khi chỉ là hạt ngô, tránh ăn ngô nguyên lõi)[15]

3. Cắt giảm thức ăn dính

Thức ăn dính không tốt cho niềng răng và có thể gây đau nếu nhai khi mới đeo niềng răng. Kẹo ngọt và kẹo cao su là những thức ăn dính tệ nhất mà bạn nên tránh ăn khi đeo niềng răng.[16] Tránh một số thức ăn dính như:

  • Các loại kẹo cao su[17]
  • Cam thảo[18]
  • Kẹo bơ cứng[19]
  • Kẹo Caramel[20]
  • Kẹo dẻo cứng Starburst[21]
  • Kẹo ngọt Sugar Daddies[22]
  • Sôcôla
  • Phô mai

4. Lời khuyên

  • Đừng gây kích ứng thêm cho răng đau. Chạm vào răng, nướu và niềng răng chỉ khiến cơn đau thêm nặng.
  • Không ăn tiếp nếu bắt đầu thấy đau.
  • Tránh uống nước ngọt vì hầu hết nước ngọt đều chứa nhiều axit và đường. Các chất này có thể ăn mòn răng và thiết bị nha khoa, đồng thời để lại đốm trắng trên răng. Uống quá nhiều nước ngọt có thể gây sâu răng.
  • Giảm nguy cơ bị đau bằng cách cố gắng không để răng dưới chạm vào răng trên.
  • Nếu cảm thấy quá đau nhưng vẫn đói, bạn nên uống sinh tố hoặc sữa lắc LẠNH. Cảm giác lạnh sẽ giúp giảm đau, còn sinh tố sẽ giúp bạn bớt đói.
  • Thoa son dưỡng khi đi khám lại và siết niềng răng. Son dưỡng giúp ngăn tình trạng môi khô, nứt nẻ sau buổi khám răng.
  • Không ăn thức ăn mà bác sĩ chỉnh hình răng mặt yêu cần bạn tránh. Bác sĩ biết mình đang làm gì và điều gì tốt cho niềng răng. Bằng cách này, bạn có thể tránh tình trạng vỡ niềng răng và không phải đeo niềng răng kéo dài.
  • Nếu hai bên miệng bắt đầu thấy đau, bạn không nên cử động miệng quá nhiều và cố gắng nói ít lại.
  • Thử ăn khoai tây nghiền vì món ăn này mềm và giúp bạn thấy no.
  • Có thể uống nước đá nhưng không uống quá nhiều một lúc. Uống quá nhiều nước đá có thể gây đau.

Chúc bạn có một nụ cười khỏe mạnh, xinh đẹp.

Nguồn: (1)

Nên niềng răng hay bọc sứ? Hỏi đáp cùng chuyên gia

Nên niềng răng hay bọc răng sứ? câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Để giúp bạn đọc so sánh và có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Hãy cùng Góc Nha Khoa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp sử dụng dụng cụ chỉnh nha chuyên dụng, được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân khác nhau, đặt vào trong miệng nhằm điều chỉnh các răng di chuyển về vị trí mong muốn trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào cơ địa mỗi bệnh nhân.

Niềng răng

Ưu điểm

  • Không phải mài răng nên bảo tồn được 100% răng thật.
  • Hiệu quả chỉnh nha khá tốt, đưa răng về đúng vị trí mong muốn.
  • Có nhiều loại niềng răng đa dạng với các mức giá khác nhau nhưng hầu hết các loại niềng răng đều cho hiệu quả chỉnh nha tốt.

Nhược điểm

  • Thời gian chỉnh nha khá dài, thường 2-3 năm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Chỉ phù hợp với những bệnh nhân có độ tuổi khá trẻ, từ 27 tuổi đổ về.
  • Không khắc phục được tình trạng răng xỉn màu nên không đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Ngược lại, qua thời gian chỉnh nha, răng có thể đổi màu tối hơn.
  • Không khắc phục được tình trạng răng sứt mẻ, vỡ, gãy vì niềng răng chỉ giúp răng di chuyển về đúng vị trí.
  • Nếu không sử dụng niềng răng mặt trong thì các dụng cụ chỉnh nha mặt ngoài gây mất thẩm mỹ trong thời gian điều trị.
  • Có thể gây đau nhức răng trong thời gian đầu đeo niềng.

Các thông tin chi tiết về các loại niềng răng, các bạn có thể tham khảo tại link sau:

  1. Dịch vụ niềng răng trả góp không lãi suất
  2. Địa chỉ niềng răng uy tín ở Hải Phòng

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình và cải thiện răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men… giúp hàm răng trắng, đều và đẹp tự nhiên.

Bọc răng sứ

Ưu điểm

  • Không những điều chỉnh răng về đúng vị trí mà còn giúp bệnh nhân sở hữu hàm răng có màu đẹp tự nhiên, hài hòa với môi và nướu.
  • Lớp sứ cao cấp giúp bảo vệ men răng cũng như ngăn chặn vi khuẩn tấn công răng.
  • Không mất thời gian chỉnh nha lâu dài, sau phẫu thuật bệnh nhân ngay lập tức sở hữu hàm răng có tính thẩm mỹ tối ưu.
  • Chức năng nhai của răng sứ tốt hơn răng thật rất nhiều lần vì độ cứng của những dòng răng sứ cao cấp.

Nhược điểm

  • Phải mài răng nên ít nhiều ảnh hưởng đến mô răng thật dù các nha sĩ đã nghiên cứu một tỉ lệ thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.
  • Chi phí bọc răng sứ cao cấp cao hơn so với  niềng răng.
  • Bọc răng sứ phải chọn được loại sứ cao cấp, đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và yêu cầu bác sĩ phải thật khéo léo, tỉ mỉ và có kinh nghiệm lâu năm về bọc răng sứ.

Tổng hợp ý kiến “nên niềng răng hay bọc răng sứ” tại webtretho

Trích dẫn nguyên văn bởi merrynice
Đơn giản thôi, răng niềng là răng thật, răng sứ là răng giả, bạn muốn xài hàng thật hay hàng giả thì ban chọn.
Trích dẫn nguyên văn bởi ngocanhkimquy
niềng thì ok hơn! chụp sứ là người ta phá hết răng thật rồi khoảng sau này cũng phải làm lại răng nữa. Xài tự nhiên tốt hơn.
Trích dẫn nguyên văn bởi Mẹ Tí yêu
Làm răng sứ tức là họ có mài bớt răng thật của mình đi và chụp sứ vào, bản chất vẫn là răng của mình mà, mình vừa làm xong, 17 cái, vì răng mình là sản phẩm của teta bị xỉn và đen. Nếu làm có 4 cái thì bạn nên làm vì chỉ đau lúc đó thôi, còn niềng răng thì đau lâu lắm.
Trích dẫn nguyên văn bởi coi_xay_gio
bạn phải đến bác sĩ chỉnh hình nha khoa tư vấn,,,hô thì xem hô răng hay hô xương hàm trên,,,hay cả 2...tùy trường hợp cụ thể và tiêu chí chọn lựa vẻ đẹp sau này bạn muốn có là bao nhiu %...hô răng thì chỉnh răng có kèm nhổ răng và nhổ bao nhiu cái tùy thuộc số lượng răng hiện tại của bạn và tùy mức độ nặng nhẹ và nếu hô xương mà có thể bù trừ do răng thì ko sao nhưng ko bù trừ do răng thì có thể can thiệp phẫu thuật xương (nếu bạn muốn vẻ đẹp nhất có thể)...nói phậu thuật thì ai cũng sợ nhưng tiêu chí sắc đẹp tùy người,,,và phẫu thuật để có vẽ đẹp ưng ý nhất cũng ok...bạn nên liên hệ với bác sĩ có kinh nghiệm,,,đừng nghe quảng cáo hay phải chọn lựa phòng khám to đẹp,,,chất lượng là quan trọng,,,bác sĩ chỉnh nha giỏi thì mới phối hợp tốt với bác sĩ phẫu thuật nếu cần,,,
ko nên làm răng sứ nếu bạn muốn lâu dài vì làm răng sứ trên 1 chân răng bị hô thì tất nhiên phải ép thân răng vào tối đa,,,như vậy thân răng và chân răng ko đồng trục thì khi ăn nhai thì lực nhai ko truyền thẳng thì nguy cơ gãy chân răng rất cao
niềng hay ko thì tùy độ tuổi nếu còn trẻ đang tuổi dậy thì thì có thể chỉnh hình đẹp hơn vì có thể ngăn chặn phát triển xương hàm trên gây hô,,,độ tuổi quá 45 thì khó chỉnh lắm vì tuổi này thường rơi tiền hay mãn kinh,,giai đoạn này phụ nữ thiếu canxi trầm trọng thì khi di răng sẽ làm phát sinh bệnh mới là bệnh việm nha chu (viêm chu vi chân răng)sẽ làm răng lung lay...

Lựa chọn bọc răng sứ hay niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng và nhu cầu của mỗi người. Để biết được bản thân mình nên bọc răng sứ hay niềng răng, bạn cần tìm đến những nha khoa uy tín để có được sự tư vấn chuẩn xác nhất và sớm tìm lại được nụ cười tự tin trong cuộc sống.

Nguồn: (1)(2)(3)

Niềng răng có được Bảo Hiểm Y Tế chi trả không?

Nhu cầu niềng răng để chỉnh sửa lại hàm răng cho đẹp hơn nhưng muốn dùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để giảm bớt chi phí. Vậy niềng răng có được bảo hiểm ý tế chi trả không? Dưới đây là lời giải đáp giúp bạn biết rõ hơn.

BHYT là gì? Sử dụng trong những trường hợp nào?

BHYT là một hình thức bảo hiểm được Nhà nước thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận. Người dân sẽ tự nguyện tham gia BHYT để được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi ốm đau bệnh tật tai nạn được trích từ quỹ BHYT.

Người tham gia BHYT được tùy chọn cơ sở y tế để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Có thể đổi cơ sở sau mỗi quý đóng BHYT. Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng phần trăm bảo hiểm theo quy định.

Thẻ BHYT chỉ dùng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh
Thẻ BHYT chỉ dùng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Căn cứ theo Luật bảo hiểm y tế 2008 và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định những trường hợp được chấp nhận BHYT (Điều 21) gồm:

  1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
  2. Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

Niềng răng có được bảo hiểm y tế không?

Một số căn cứ pháp lý để biết được niềng răng có được bảo hiểm y tế không:

  1. Bộ luật lao động năm 2012.
  2. Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012.
  3. Luật bảo hiểm y tế 2008.
  4. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014.
Không thể dùng BHYT để niềng răng
Không thể dùng BHYT để niềng răng

Theo Điều 23, Luật bảo hiểm y tế 2008 và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, trường hợp niềng răng thẩm mỹ là một loại dịch vụ y tế theo yêu cầu, nó là loại hình thẩm mỹ cho nên không được áp dụng BHYT theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng về chí phí niềng răng vì hiện nay rất nhiều địa chỉ nha khoa đều áp dụng niềng răng trả góp không lãi suất cũng như việc thăm khám và tư vấn ban đầu là hoàn toàn miễn phí nên dù bạn có dùng thẻ BHYT hay không cũng không quan trọng.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về niềng răng liên hệ với Góc Nha Khoa để được hỗ trợ nhanh chóng nhất bạn nhé!

Nguồn: drkhoe.vn

An Nguy xinh hơn hẳn sau khi chỉnh răng

Nhờ việc thẩm mỹ, ‘bộ nhá’ của cô nàng đã sáng bóng, trắng đều hơn hẳn so với trước đây.

Hình ảnh "gợi đòn" trong những vlog của An Nguy một phần đến từ những chiếc răng thỏ. Đây cũng là "đặc điểm nhận dạng" riêng biệt giúp cô nàng được nhiều bạn nhớ đến.
Hình ảnh “gợi đòn” trong những vlog của An Nguy một phần đến từ những chiếc răng thỏ. Đây cũng là “đặc điểm nhận dạng” riêng biệt giúp cô nàng được nhiều bạn nhớ đến.
Trước đây, hình ảnh của cô nàng gắn liền với hàm răng khấp khểnh, tuy không đều nhưng lại giúp gương mặt thêm trong sáng, đáng yêu.
Trước đây, hình ảnh của cô nàng gắn liền với hàm răng khấp khểnh, tuy không đều nhưng lại giúp gương mặt thêm trong sáng, đáng yêu.
Bất kể nhược điểm này, An Nguy vẫn từng được một thương hiệu mời quảng cáo son môi. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, nếu có hàm răng trắng bóng, nhan sắc cô nàng sẽ thêm hoàn hảo.
Bất kể nhược điểm này, An Nguy vẫn từng được một thương hiệu mời quảng cáo son môi. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, nếu có hàm răng trắng bóng, nhan sắc cô nàng sẽ thêm hoàn hảo.
Gần đây, nhiều khán giả nhận thấy hình ảnh cô nàng này dần có gì đó
Gần đây, nhiều khán giả nhận thấy hình ảnh cô nàng này dần có gì đó “khang khác”. Thay vì bộ nhá không đều, nụ cười của cô nàng đã sáng bừng hơn nhờ có hàm răng trắng bóng.
Hình ảnh mới mẻ của An Nguy bắt đầu xuất hiện hồi đầu năm nay. Không thể phủ nhận việc chỉnh răng giúp cô nàng trông thêm phần xinh xắn.
Hình ảnh mới mẻ của An Nguy bắt đầu xuất hiện hồi đầu năm nay. Không thể phủ nhận việc chỉnh răng giúp cô nàng trông thêm phần xinh xắn.
Diện mạo mới giúp An Nguy tự tin góp mặt ở vòng casting The Face.
Diện mạo mới giúp An Nguy tự tin góp mặt ở vòng casting The Face.
Tạm biệt hàm răng khấp khểnh, An Nguy ra dáng một
Tạm biệt hàm răng khấp khểnh, An Nguy ra dáng một “gương mặt thương hiệu” hơn nhờ chiêu bọc răng thẩm mỹ.
Hot vlogger tự tin khoe nụ cười rạng rỡ trong những bức ảnh gần đây.
Hot vlogger tự tin khoe nụ cười rạng rỡ trong những bức ảnh gần đây.

Nguồn: (1)

Dịch vụ niềng răng trả góp không lãi suất

Không phải ai sinh ra cũng sở hữu một hàm răng đều và đẹp như mong muốn, thay đổi để có một nụ cười đẹp là ước muốn của nhiều người nhưng chi phí của niềng răng lại khá cao gây khó khăn cho nhiều khách hàng. Hiểu được nỗi lo khách hàng, Góc Nha Khoa cung cấp gói dịch vụ niềng răng trả góp lãi xuất 0%. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới.

Dịch vụ niềng răng trả góp không lãi suất
Dịch vụ niềng răng trả góp không lãi suất

1. Ưu điểm của niềng răng trả góp

  • Bạn chỉ cần bỏ ½ số tiền
  • Lựa chọn thời gian hoàn toàn trả tiền nợ
  • Trả góp không mất lãi suất

2. Niềng răng trả góp như thế nào?

Đối với dịch vụ niềng răng trả góp, Nha Khoa Gia Bảo áp dụng hình thức trả góp chia làm nhiều lần

  • Lần đầu, thanh toán ½ chi phí sau khi gắn mắc cài
  • Số tiền còn lại thanh toán dần trong quá trình niềng răng

Ví dụ: Bạn niềng răng mắc cài sứ, chi phí 30.000.000đ trả góp trong 18 tháng

  • Sau khi gắn mắc cài, bạn đóng ½ chi phí là 15.000.000đ / lần 1
  • Số tiền còn lại, bạn thanh toán tiếp 1.000.000đ / 1 tháng

3. Bảng giá niềng răng trả góp

Giá niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn để chia làm các mức độ khác nhau. Để bạn biết rõ hơn niềng răng bao nhiêu tiền, mời bạn tham khảo bảng giá niềng răng dưới đây:

Gói dịch vụ Đơn giá (vnđ)

Niềng răng mắc cài kim loại

20.000.000đ đến 35.000.000đ

Niềng răng mắc cài sứ

35.000.000đ đến 50.000.000đ
Niềng răng không mắc cài 50.000.000đ

4. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín

Để lựa chọn được một địa chỉ niềng răng uy tín chúng ta cần phải tham khảo, tìm hiểu thật kĩ. Vì niềng răng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa với tay nghề lâu năm cùng cơ sở vật chất tiên tiến mới có thể cam kết mang lại cho bạn hàm răng hoàn hảo. Tại trung tâm nha khoa Gia Bảo, chúng tôi tự tin có thể mang đến cho khách hàng dịch vụ niềng răng trả góp chất lượng tuyệt vời nhất.

Qua những thông tin về niềng răng trả góp mà chúng tôi vừa chia sẻ, hi vọng đã giúp bạn có thể niềng răng ngay mà không cần lo lắng về giá khi niềng răng. Liên hệ với Góc Nha Khoa qua mail: gocnhakhoa@seocoban.com.